Các cuộc thảo luận không đạt được tiến triển do lập trường các bên quá khác biệt Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972

Tới tháng 5-1969, Hội nghị 04 bên đã trải qua 14 phiên tranh luận nhưng không đạt được tiến triển. Ngày 08-05-1969, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam tạo ra đột phá khi đưa ra "giải pháp hòa bình 10 điểm":

  1. Tôn trọng các quyền dân tộc, độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ được quy định trong Hiệp định Genève 1954 về Việt Nam
  2. Quân đội Hoa Kỳ và quân đội nước ngoài thuộc phe Hoa Kỳ phải rút hoàn toàn khỏi Việt Nam, hủy bỏ các căn cứ của Hoa Kỳ tại Việt Nam
  3. Vấn đề các lực lượng vũ trang ở miền Nam Việt Nam sẽ do các bên ở Việt Nam giải quyết
  4. Nhân dân miền Nam Việt Nam tự giải quyết công việc nội bộ của mình, tự quyết định chế độ chính trị tại miền Nam Việt Nam bằng tổng tuyển cử tự do, bầu quốc hội lập hiến và chính phủ liên hiệp
  5. Miên Nam Việt Nam thực hiện chính sách đối ngoại trung lập, hòa bình, công nhận chủ quyền và biên giới của Campuchia và Lào. Lập quân hệ ngoại giao với cả Hoa Kỳ. Sẵn sàng tiếp nhận viện trợ kinh tế, kỹ thuật của mọi quốc gia không kèm theo điều kiện chính trị ràng buộc
  6. Việc thống nhấ Việt Nam được thực hiện từng bước bằng phương pháp hòa bình. Trong khi chờ thống nhất, hai miền tái lập quan hệ bình thường, giới tuyến quân sự giữa 2 miền tại vỹ tuyến 17 chỉ có tính chất tạm thời.
  7. Trong khi chờ thống nhất, hai miền Việt Nam không được thiết lập liên minh quân sự với bất kỳ quốc gia nào
  8. Hai bên sẽ thương thảo về việc trao trả tù binh
  9. Các bên thỏa thuận về một sự giám sát quốc tế đối với việc rút quân đội Hoa Kỳ và đồng minh ra khỏi miền Nam Việt Nam
  10. Tất cả các phe phái sẽ thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời. Trong đó, chính phủ này có nhiệm vụ:
  • Thi hành các hiệp định liên quan tới việc rút quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam
  • Thực hiện hòa hợp dân tộc, đoàn kết rộng rãi mọi tầng lớp xã hội và các đường lối chính trị
  • Tổ chức Tổng tuyển cử trên toàn miền Nam Việt Nam để thực hiện quyền tự quyết của nhân dân Việt Nam[53]

Tuy nhiên, Hội nghị lại lâm vào bế tắc khi Hoa Kỳ ngày 14-05-1969 đưa ra đề xuất 08 điểm, trong đó điểm gây mâu thuẫn chính là tiếp tục quan điểm cố hữu rằng tất cả các lực lượng không thuộc miền Nam Việt Nam đều phải rút quân. Việc buộc Hoa Kỳ tự nguyện rút quân và không tái triển khai lực lượng ở miền Nam Việt Nam lúc đó là rất khó xảy ra.

Ngày 10-06-1969, phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam cử Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình thay thế ông Trần Bửu Kiếm làm trưởng đoàn. Ông Trần Bửu Kiếm trở thành Bộ trưởng Phủ Chủ tịch Chính phủ của Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[54] Trong phiên họp ngày 12-06-1969, ông Hà Văn Lâu tuyên bố: Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công nhận Cộng hòa miền Nam Việt Nam là người đại diện duy nhất và hợp pháp cho nhân dân miền Nam. Sau đó, 23 quốc gia công nhận và 21 quốc gia đặt quan hệ ngoại giao với Cộng hòa miền Nam Việt Nam.[55]

Tỷ lệ người ủng hộ cuộc chiến tại Việt Nam trong người dân Hoa Kỳ giảm từ mức 78% vào năm 1966 còn 32% vào năm 1969[56] đã gây áp lực lớn lên phái đoàn Hoa Kỳ. Để giám áp lực, chính quyền Nixon công bố chương trình "Việt Nam hóa chiến tranh". Trên mặt trận ngoại giao, Hoa Kỳ bắt đầu có những động thái xích lại với Trung Quốc để cô lập Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam. Hậu quả là, trong năm 1969, Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ co cụm phòng thủ, vùng giải phóng bị thu hẹp. Tới tháng 6-1969, Hoa Kỳ lại chiếm ưu thế trên bàn đàm phán và gây sức ép lên Việt Nam Dân chủ Cộng hòaCộng hòa miền Nam Việt Nam. Ngày 20-07-1969, Ngoại trưởng Xuân Thủy yêu cầu Hoa Kỳ rút toàn bộ quân chứ không rút nhỏ giọt 25.000 quân/lần.[57]

Phát biểu tại phiên họp thứ 26 ngày 17-07-1969, Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình đáp trả đề xuất tổng tuyển cử do chính quyền Sài Gòn tổ chức của phái đoàn Việt Nam Cộng hòa: "Tổng tuyển cử tổ chức dưới họng súng của quân viễn chinh Hoa Kỳ và quân ngụy trong điều kiện đối phương (Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam) phải hạ vũ khí tất nhiên sẽ chỉ đưa đến kết quả là củng cố chính quyền tay sai của Mỹ ở miền Nam Việt Nam...Một cuộc tổng tuyển cử tự do, dân chủ thực sự chỉ có thể tiến hành trong điều kiện không có mặt quân xâm lược Mỹ, không đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền và quân đội tay sai của Mỹ."[58] Sau khi tiến hành đảo chính chính quyền trung lập tại Campuchia vào tháng 3-1970, liên quân Hoa Kỳ-Việt Nam Cộng hòa tiến hành xâm lược Campuchia vào 29-04-1970[59] để gây áp lực lực buộc chính quyền Lon Nol không đàm phán với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa[60] Riêng Chiến dịch Phụng Hoàng trong năm 1969 đã khiến 6.000 người bị giết công khai, 1.200 người bị ám sát và 15.000 người bị thương.

Tháng 8-1969, cố vấn Lê Đức Thọ và cố vấn Henry Kissinger bắt đầu đối thoại trực tiếp. Vấn đề tù binh Hoa Kỳ bắt đầu được nêu ra từ cuối năm 1969.[58] Thời gian sau đó, với thế thượng phong trên thực địa, Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa sử dụng chiến thuật lảng tránh trong các vấn đề chính nhằm chờ tới thời điểm đánh gục hoàn toàn Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ đi đến kết thúc đàm phán. Phía Hoa Kỳ xé lẻ các phiên thảo luận, chỉ đưa ra 1 vấn đề/phiên thảo luận mà không đi vào các nội dung cốt lõi. Trước áp lực của dư luận Hoa Kỳ, phái đoàn Hoa Kỳ đã nhiều lần đề nghị họp kín, không công khai thông tin cho báo chí. Để phản đối hành động của Hoa Kỳ, phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tẩy chay 35 phiên họp (từ phiên thứ 46 ngày 11-12-1969 tới phiên thứ 82 ngày 03-09-1970), phái đoàn Cộng hòa miền Nam Việt Nam tảy chay 33 phiên họp liên tiếp (từ phiên 49 ngày 08-01-1970 tới phiên thứ 84 ngày 17-09-1970). Hội nghị trong năm 1970 rơi vào tình trạng hoàn toàn bế tắc.[61]

Ngày 21 và 22-11-1970, Hoa Kỳ tiến hành oanh tạc miền Bắc sau khi phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam bác bỏ 2 đề xuất của Hoa Kỳ bao gồm: 1. ngừng bắn tại chỗ nhưng không dừng chiến tranh; 2. mở rộng Hội nghị với sự tham gia của các phe phái tại Lào và Campuchia. Phía Cộng hòa miền Nam Việt Nam bác bỏ do cho rằng đây là một thủ đoạn tranh cử của Tổng thống Nixon khi Hoa Kỳ ngừng bắn nhưng Việt Nam Cộng hòa thì không cũng như việc mở rộng Hội nghị sẽ làm gia tăng phức tạp tình hình, kéo dài chiến tranh cũng như độc lập, chủ quyền của Lào, Campuchia không được tôn trọng.[62] Ngày 17-12-1970, Ngoại trưởng Nguyễn Thị Bình của Cộng hòa miền Nam Việt Nam đưa ra tuyên bố 3 điểm:

  1. Sẽ tiến hành ngừng bắn với cả Hoa KỳViệt Nam Cộng hòa
  2. Để có ngừng bắn thực sự thì Hoa Kỳ và các nước đồng minh phải rút toàn bộ quân đội, nhân viên quân sự khỏi miền Nam Việt Nam. Quá trình rút quân sẽ hoàn thành vào 30-6-1971. Sẽ có ngừng bắn với Việt Nam Cộng hòa sau khi chính phủ liên hiệp lâm thời gồm 03 lực lượng chính trị được thành lập nhằm tổ chức Tổng tuyển cử
  3. Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam sẽ tự nguyện ngừng bắn dịp Noel 1970, Tết Dương lịch 1971 và Nguyên Đán Tân Hợi.

Sau đó, Hoa Kỳ không còn đề cập tới ngừng bắn và mở rộng Hội nghị.[63]

Liên quan

Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc năm 2021 Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Hoa Kỳ tại Hà Nội 2019 Hội nghị Lập hiến (Hoa Kỳ) Hội nghị thượng đỉnh Bắc Triều Tiên – Hoa Kỳ 2018 Hội Nam Hướng đạo Mỹ Hội nghị Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu Hội nghị các nhà phát triển toàn cầu Apple Hội nghị Thành Đô Hội Nữ Hướng đạo Mỹ Hội Người cao tuổi Việt Nam

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Hội_nghị_Paris,_mặt_trận_ngoại_giao_năm_1968-1972 http://www.history.com/this-day-in-history/u-s-sou... http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/nhun... http://baophapluat.vn/an-ninh-quoc-phong/su-kien-v... http://baophapluat.vn/phap-luat-4-phuong/nguyen-va... http://chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/tha... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu... http://www.nhandan.com.vn/chinhtri/item/14969902-.... http://thethaovanhoa.vn/xa-hoi/bi-mat-ve-chiec-ban...